Mất răng làm trồi răng đối diện: Hậu quả và cách khắc phục
Mất răng cơ bản không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng. Mất răng làm trồi răng đối diện và dẫn đến hàng loạt và biến chứng răng miệng khác.
Sau khi mất răng, răng đối diện ở hàm còn lại không còn điểm nâng đỡ trong quá trình ăn nhai và hoạt động hàm. Khi đó, chiếc răng này có xu hướng trồi lên cao hơn hoặc thòng xuống phía dưới răng mất. Nếu kéo dài, nguy cơ mất thêm răng là rất cao sẽ làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng mất răng bao gồm các vấn đề như xô lệch hàm, tiêu xương hàm, lệch khớp cắn,...
Các vấn đề thường gặp sau mất răng mà bạn cần cảnh giác bao gồm:
Khả năng ăn nhai suy giảm, đặc biệt nghiêm trọng khi mất răng hàm lớn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dạ dày.
Mất răng tạo thành khoảng trống, các răng khác có xu hướng đổ về phía khoảng trống này gây xô lệch răng toàn hàm, sai lệch khớp cắn.
Cơ hàm hoạt động bất thường dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm, đau hàm, đau đầu.
Hiện tượng tiêu xương hàm vùng mất răng có nguy cơ làm mất thêm răng. Làm hóp má, da nhăn nheo, lão hóa trước tuổi thật.
Để ngăn ngừa các loạt các vấn đề răng miệng ở trên thì giải pháp tốt nhất là trồng răng Implant phục hình. Cấy ghép Implant khôi phục từ chân răng cho đến thân răng, mang đến một chiếc răng vững chắc, tuổi thọ lâu dài và phục hình các chức năng không khác gì răng thật. Đặc biệt ngăn ngừa được biến chứng trồi răng, tụt lợi, tiêu xương, xô lệch hàm.
Để tiến hành cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ sử dụng một trụ răng để đặt trong xương hàm thay thế chân răng đã mất. Khi trụ răng đã tương thích ổn định, vững chắc thì mới phục hình răng sứ bên trên. Sau khi phục hình hoàn tất, bạn sẽ sở hữu một chiếc răng đạt tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt.
Nguồn:
Nhận xét
Đăng nhận xét